Bình luận câu nói Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính

Posted by

Bình luận câu nói Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính

Hướng dẫn


Tập quán xấu là những thói quen xấu có thể thường xuyên mắc phải và trở thành tập quán trong cuộc sống thường ngày. Tập quán xấu có thể mang đến những tác động không tốt đến con người cũng như cuộc sống. Dựa vào những hiểu biết của mình, anh chị hãy bình luận câu nói “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về ý kiến: Đạo đức nhân cách con người được hình thành theo thời gian qua những chuẩn mực xã hội nhất định, bên cạnh những tập quán tốt vẫn luôn tồn tại những tập quán xấu, và khi nói về tập quán xấu có ý kiến cho rằng “ Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

2. Thân bài

-Giải thích thế nào là tập quán xấu, phân tích ý kiến

+ Khái niệm tập quán xấu:

  • Thói quen xấu, suy nghĩ tiêu cực về vấn đề, thể hiện lời nói hành động thiếu đạo đức, văn minh
  • Nếp sống xấu không thể xóa bỏ được

+ Tập quán xấu đầu tiên là khách qua đường

  • Khách qua đường là gì? Người xa lạ, chỉ thoáng qua, không biết được tính cách, địa vị, công việc…
  • Phân tích tại sau tập quán xấu ban đầu chỉ là khách qua đường? Tập quán xấu đến một cách nhanh chóng, không kịp nhận ra, đến một cách tự nhiên, dễ dàng nhưng lại rất khó cảm nhận

+ Tập quán xấu là người bạn thân trong nhà và ông chủ nhà khó tính

  • Từ xa lạ trở nên gần gũi hơn, từ không hiểu gì dần thành quen biết
  • Tập quán xấu đầu tiên chỉ là sự mới lạ sau trở thành hành vi, tính nết, thành thói quen khó bỏ sau đó gây ảnh hưởng tới bản thân, xã hội xung quanh

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa của ba tiếng trống mà Trương Phi đánh trong đoạn trích Hồi trống cổ thành

-Liên hệ thực tiễn hiện nay

  • Tập quán xấu chính là những tệ nạn xã hội diễn ra hàng ngày
  • Tập quán xấu hình thành từ những thế hệ trẻ, đặc biệt lứa tuổi dậy thì:
  • Suy nghĩ nông cạn, bồng bột, thích thể hiện mình
  • Thích trải nghiệm những thứ mới, tập tành những thói xấu

-Nguyên nhân, trách nhiệm của mỗi người.

  • Nguyên nhân: Xuất phát từ phía gia đình, từ nhận thức của cá nhân
  • Trách nhiệm của mỗi người
  • Có cái nhìn đúng đắn về những thói hư tật xấu, tuyên truyền, lên án những hành vi đó
  • Định hướng giáo dục rõ ràng, tự tập cho bản thân lối sống lành mạnh, phù hợp

3. Kết bài

Đánh giá về ý kiến: Ý kiến là một lời dạy, bài học sâu sắc với mỗi người. Từ đó mỗi người cần tự rèn luyện bản thân để được sống trong sự văn minh, tiến bộ của nhân loại.

II. Bài tham khảo

Đạo đức nhân cách con người được hình thành theo thời gian qua những chuẩn mực xã hội nhất định, dưới sự giáo dục cùng với những trải nghiệm mà trong mỗi người có một cách suy nghĩ, tập quán riêng biệt, rồi lâu ngày trở thành nếp sống đạo đức truyền từ đời này sang đời khác. Điều gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những tập quán tốt vẫn luôn tồn tại những tập quán xấu, và khi nói về tập quán xấu có ý kiến cho rằng “ Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” .


Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cần xét đến thế nào là tập quán xấu, hiểu một cách đơn giản thì tập quán xấu là những thói quen xấu, những suy nghĩ tiêu cực về một vấn đề bên trong con người rồi từ đó thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói hành động thiếu đạo đức, kém văn hóa, thể hiện nếp sống xấu đã ăn sâu vào nhân cách mà không thể xóa bỏ được. Trở lại với ý kiến ban đầu ta thấy được đó là một nhận định rất sắc xảo, tập quán xấu được nhân hóa thành khách qua đường, người bạn thân ở chung nhà, ông chủ nhà khó tính.

Xem thêm:  Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã viết: “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Giải thích hai câu thơ trên. Qua “Truyện Kiều”, hãy làm sáng tỏ thêm hai câu thơ đó

Tại sao tập quán xấu ban đầu chỉ là khách qua đường? đơn giản vì khách qua đường chỉ là người xa lạ, khi nhìn vào không ai có thể biết được tính cách, con người địa vị, công việc hay bất cứ điều gì từ người đó, thứ có thấy được chỉ là vẻ bên ngoài, những thứ bên trong con người là điều không thể nhìn thấy. Và tập quán xấu ban đầu xuất hiện trong mỗi con người cũng tương tự như vậy, nó đến một cách nhanh chóng mà mỗi người không kịp nhận ra, đến một cách tự nhiên, dễ dàng nhưng lại rất khó cảm nhận.

Những thói quen đó bắt đầu từ những hành động cử chỉ nhỏ nhất, những thói quen đó như người khách qua đường, rất xa lạ, đi qua cuộc đời mỗi người một cách nhanh chóng, không để lại ấn tượng gì, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều thì người khách mang tên tập quán xấu đó sẽ trở nên gần gũi không thể tách biệt, rồi từ người khách xa lạ trở thành người bạn thân trong nhà, rồi người bạn thân trong nhà sẽ cùng ta gắn bó sẻ chia bất cứ điều gì, điều đáng lo ngại là người bạn đó không có gì tốt đẹp cả, nhưng ta không thể dời xa được. Tập quán xấu cũng chính là vậy, đầu tiên chỉ là sự mới lạ sau trở thành hành vi, tính nết, thành thói quen khó bỏ và không chỉ dừng ở đó, khi tập quán xấu trở thành ông chủ nhà khó tính là điều rất đáng lo ngại, những tập quán đó không chỉ gây ảnh hưởng tới bản thân mà còn là mối lo ngại của gia đình, xã hội.

Nhìn nhận một cách sâu rộng hơn ý kiến trên cũng cho ta thấy được tập quán xấu chính là những tệ nạn xã hội vẫn diễn ra thường ngày, những vấn đề không hết sôi nỗi trong bất kì hoàn cảnh nào, vấn nạn diễn ra ở bất cứ đâu, bất cứ ai cũng đều trải qua. Đó là ở độ tuổi dậy thì của mỗi người khi mà trong mỗi người có sự thay đổi lớn nhất về tính cách, độ tuổi này trong bất cứ ai đều có những suy nghĩ nông nổi, bồng bột. Và điều đó dẫn tới sự thể hiện mình, những hành vi của cá nhân muốn trải nghiệm những điều mới mẻ, bắt đầu tập tành những thói hư tật xấu của người lớn, của xã hội. Những tập quán xấu đó cũng phần lớn xuất phát từ phía người lớn, từ cách giáo dục của gia đình, có những gia đình vì chạy theo đồng tiền mà bỏ mặc con cái, lại có nhiều gia đình cho con đến trường với suy nghĩ việc giáo dục con cái là trách nhiệm của nhà trường, cho con đi học thì nhà trường phải quản lí, dạy dỗ mà quên mất rằng chính những suy nghĩ sai lệch đó đã phần nào đưa những đứa trẻ vào con đường xấu. Mỗi người trong chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về những tập quán xấu luôn tồn tại trong xã hội, tuyên truyền, lên án những hành vi không tốt, gây ảnh hưởng cho chính bản thân, những người xung quanh gia đinh và xã hội. Bản thân mỗi người cần hiểu rõ điều gì nên và không nên làm, có định hướng giáo dục rõ ràng cho thế hệ trẻ bởi chỉ có bản thân mỗi người tự nhận thức và điểu chỉnh hành vi của mình, tập cho bản thân lối sống lành mạnh, phù hợp.

Xem thêm:  Thuyết minh tác hại của ma túy đối với đời sống của con người

Ý kiến trên là rất chính xác trong thời đại trước cho tới ngày nay và kể cả trong tương lai, ý kiến nêu ra như một bài học, lời dạy sâu sắc đối với mỗi người. Từ đó xây dựng tính cách, đạo đức của một con người là điều vô cùng khó nhưng để cho bản thân mỗi người nhận ra cái đúng cái sai, có hành vi chuẩn mực thì còn khó hơn. Bởi vậy mỗi người cần tự rèn luyện bản thân để được sống trong sự văn minh, tiến bộ của nhân loại.

Theo Sangtactre.com


Nguồn bài viết: Bình luận câu nói Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính Tại Tieuhocchauvanliem.edu.vn

Chuyên Mục: VĂN HỌC 10

#vanhoc #vanmauhay #tacgiatacpham #tacphamvanhoc #tieuhocchauvanliem

Xem Thêm:   Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *