Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm

Posted by

Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm

Bài làm


Nhàn là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện phong cách văn chương cũng như tư duy nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Bình Khiêm. Ông là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam trung đại. Cuộc đời ông cũng đã từng được trải qua rất nhiều cuộc biến động của thời cuộc, ông đã từng ra làm quan với mong muốn góp công góp sức phụng sự triều đình, phụng sự nhân dân nhưng ông cảm thấy không hài lòng vì những ngang trái, bất công vẫn hiên ngang, hiện hữu trong xã hội. Chán nản, ông xin về ở ẩn, tìm được giá trị đích thực của cuộc sống nơi làng quê thanh bình và yên ả.

Nhàn là tác phẩm được Nguyễn Bình Khiêm cho ra đời vào khoảng thời gian ông cáo quan về ở ẩn. Cuộc sống nơi thôn dã mang đến cho ông nhiều điều bất ngờ hơn ông tưởng. Cuộc sống nơi đây tuy còn nghèo khó, hoang sơ, ông phải lao động chân tay, dùng chính sức lao động của mình để có cái ăn cái mặc nhưng đổi lại chưa bao giờ tâm thế trong ông lại yên bình và thanh thuần đến thế. Trong thâm tâm không gợi chút bụi trần, không bị guồng quay của vòng danh lợi đè nén khiến ông thấy cuộc sống đích thực.

Xuyên suốt cả 8 câu thơ của bài thơ là những lời thơ với tâm tưởng về một chốn thanh bình, mộc mạc, dân giã, là liều thuốc tinh thần giúp thanh lọc tâm hồn

    “Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Phép lặp từ “một” cho thấy cảnh sống một mình của nhà thơ khi ở ẩn. Tới đây khiến cho con người ta có nhiều thắc mắc. Một mình sống cảnh sống như vậy, nhà thơ có thấy cô đơn, có thấy buồn không. Những câu thơ tiếp theo cùng những tứ thơ có thể giúp người đọc có thể tìm ra câu trả lời đó là không, thực sự Nguyễn Bình Khiêm không hề cảm thấy lạc lõng, ông không hề đơn độc. Một mai, một cuốc, một cần câu, Nguyễn Bình Khiêm khi trở về nơi thôn dã cũng cày cuốc lao động như ai, cũng có thú vui thôn dã câu cá ao sen như ai, về nơi đồng quê ông cũng tự thích nghi cho mình cảnh sống của người nông dân. Đối với ông, ông hài lòng với cuộc sống này, Tại nơi đây, tâm hồn ông thấy thanh tịnh và được thanh lọc rất nhiều. Cuộc sống của ông là cuộc sống đáng mơ ước của nhiều người, nhưng không phải ai cũng có thể dũng cảm rũ bỏ hết vinh hoa phú quý để về làm một người nông dân ngày ngày vác cuốc ra đồng trồng lúa trồng rau, ăn uống thanh đạm.

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự

cam nhan cua em ve bai tho nhan cua nguyen binh khiem 1 - Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm

Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn


Chính vì điều đó mà Nguyễn Bình Khiêm coi mình là kẻ dại, không thể bon chen với cuộc sống mà cần lắm sự bản lĩnh, những thủ đoạn, với cái triết lý nhân sinh dởm “Người không vì mình trời chu đất diệt”

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                   Người khôn người đến chốn lao xao”

Sự đối lập của dại– khôn tưởng chừng khiến cho người ta liên tưởng đến tư tưởng mà Nguyễn Bình Khiêm thấy mình dại nên mới nói câu đó. Nhưng không, nhà thơ nói ý, nói kháy cả đấy. Vì cái dại của Nguyễn Bình Khiêm này là cái dại mà hóa khôn,cái dại mà khiến cho bao kẻ phải ngưỡng mộ, cái dại này chính là “người khôn vì mình…” đó. Tìm đến nơi vắng vẻ là tìm đến những nơi thôn dã có thiên nhiên tươi mát, trong lành để tâm hồn được thanh lọc, được sống một cuộc đời đáng sống. Còn chốn lao xao chính là nơi quan trường với những mưu mô, thủ đoạn lọc lừa tranh quyền cướp đoạt, dìm nhau để sống, sẵn sang không biết đến tình nghĩa hay tình người, sẵn sang nhẫn tâm đẩy nhau xuống bùn lầy để lấy phần hơn về mình. Nơi ấy cuộc sống lúc nào cũng khiến cho người ta phải chịu thêm bao nỗi lo lắng, sầu muộn. Vậy thế nào là dại và thế nào là khôn. Dại dại khôn khôn, người đời hiểu lắm đấy nhưng mỗi người đều có mưu toan riếng bản thân, bởi vậy dại khôn là tự mình định đoạt. Nguyễn Bình Khiêm đã đạt đến cảnh giới có thể nghĩ thông thoáng tư tưởng, ông hiểu rằng vật chất, vinh hoa cũng chỉ là phù du. Con người chết đi cũng đều trở về với cát bụi.

Xem thêm:  Tình yêu lứa đôi qua tâm sự của người phụ nữ Việt Nam (Phân tích hai bài ca dao: Hòn đá …” “Lửng lơ…”)

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Nguyễn Bình Khiêm đang tận hưởng cuộc đời trần thế, cái hiện thực trần thế mà khiến cho người ta như là đang lạc vào cõi tiên nào. Việc ăn uống đạm bạc nhưng thanh tao, toàn là những thứ đồ tự cung tự cấp, đầy đủ chất dinh dưỡng, đầy đủ hương vị của tinh thần trong sáng và thanh khiết. Cuộc sống lúc nào cũng là cuộc sống mang đến cho con người ta nhiều dư vị tuyệt vời , tắm hồ sen, tắm ao khác gì trong chốn bồng lai tiên cảnh:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

     Nhìn xem phú quý tựa chiên bao”

Câu thơ này thoạt nhìn thì cũng chỉ tưởng là một câu kể bình thường, nhưng ngẫm đi ngẫm lại mới thấy được rằng, đây mới chính là những câu thơ làm nên tư tưởng của tác phẩm. Nguyễn Bình Khiêm cho rằng mình về quê ở ẩn là nhất định sẽ rời bỏ hẳn chốn bụi trần, không nghĩ về nó nữa, không muốn nhắc đến nữa nhưng rốt cuộc cũng chẳng thể như vậy. Ông vẫn còn vương vấn chốn hồng trần rất nhiều, không phải chuyện công danh, nhưng vương vấn là ở những suy nghĩ về nhân dân. Chứ thực chất với câu thơ “ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” là đủ thấy Nguyễn Bình Khiêm đã thực sự coi công danh là điều phù phiếm nhất trên đời.

Xem thêm:  Nghị luận về câu nói Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Những gì Nguyễn Bình Khiêm đã làm và để lại cho cuộc đời thật đáng quý. Ông đã cho người đọc cách nhìn nhận về ý nghĩa cuộc sống và giá trị đích thực của cuộc đời. Không phải cứ chạy theo danh vọng, sự xa hoa, phù phiếm con người mới hạnh phúc. Giá trị cốt lõi của hạnh phúc chính là sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

Minh Anh


Nguồn bài viết: Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm Tại Tieuhocchauvanliem.edu.vn

Chuyên Mục: VĂN HỌC 10

#vanhoc #vanmauhay #tacgiatacpham #tacphamvanhoc #tieuhocchauvanliem

Xem Thêm:   Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 hay đầy đủ nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *