Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” lớp 10 truyện Kiều Nguyễn Du hay đầy đủ

Nếu như Nguyễn Du được xem là đại thi hào không chỉ của văn học Việt Nam mà còn là của văn học thế giới thì Truyện kiều là kiệt tác làm nên tên tuổi đó của ông. Lật dở từng trang Truyện Kiều, người đọc như có cảm giác đang chứng kiến cuộc đời đầy đau thương, mát mát của thân phận nàng Kiều. Đoạn trích “Nỗi thương mình” như cứa vào long người những vết thương sâu khi Thúy Kiều rơi vào cảnh khốn cùng, bi đát. “Nỗi thương mình” kể về chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều mắc lừa Sở Khanh và bị bán vào lầu xanh, dưới bàn tay của mụ Tú Bà ghê tởm. Cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Bằng niềm xót thương vô hạn cho nhân vật của mình, Nguyễn Du như nhỏ máu trên từng trang viết khi kể về cuộc đời Thúy Kiều. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” để các bạn tham khảo. Để làm bài văn này cần biết chia bố cục để phân tích cho phù hợp, chỉ ra nỗi xót xa của nàng Kiều và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.


BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”

Đại thi hào Nguyễn Du viết nên kiệt tác Truyện Kiều giống như đã đóng góp viên ngọc sáng trong nền văn học Việt Nam. Lật dở từng trang truyện Kiều giống như từng chặng đường đời của người con gái “hồng nhan bạc mệnh” thân phận chịu nhiều đau thương, mất mát. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là đoạn trích bi ai nhân nhất về nàng Kiều khiến người đọc không khỏi xót xa.

Đoạn trích được chia là ba phần. Phần một chỉ với bốn câu thôi mà đã thâu tóm được khắp cả cuộc sống hoang đàng, thác loạn chốn lầu xanh:

  • “Biết bao bướm lả ong lơi
  • Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
  • Dập dìu lá gió cành chim
  • Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”

Cuộc sống nơi lầu xanh được miêu tả bằng những hình ảnh ước lệ, điển cố, điển tích. Ở đó có đủ loại người “Tống Ngọc”, “Trường Khanh”, có những kĩ nữ mời chào khách bốn phương “Lá gió cành chim” và cũng không thiếu những cảnh đùa cợt, sỗ sàng “Bướm lả ong lơi”. Biện pháp đảo trật tự từ, đan chéo, tạo sự đối xứng khiến âm điệu câu thơ như đay nghiến, như dằn xuống. Ẩn chứa trong đó là hình ảnh nàng Kiều với tâm trạng ngao ngán, ê chề. Những từ chỉ không gian, thời gian “tháng”, “đêm”, “sớm”, “tối”, kết hợp với những từ chỉ mức độ tuyệt đối “biết bao”, “đầy”, “suốt” cùng biện pháp đối ở hai câu thơ bát, gợi ra cuộc sống triền miên, chìm đắm, ngàu qua ngày, tràn ngập không gian, kéo dài thời gian. Ẩn sau đó là tâm trạng chua xót của Thúy Kiều cho thân phận.

>> Xem thêm:  Soạn văn Bài 2: Đại cáo bình ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Du đã thể hiện thật chân tình tâm trạng đau buồn, tủi hổ đến ê chề của Thúy Kiều khi phải đối diện với chính lòng mình:

  • “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
  • Giật mình, mình lại thương mình xót xa”

Nơi lầu xanh, người kĩ nữ lấy đêm làm ngày, triền miên trong cơn say từ nơi này đến nơi khác. Khi tỉnh rượu thì cũng là lúc đêm tàn. Và lúc ấy, Thúy Kiều chợt “giật mình”. “Giật mình” vì cảnh sống xô bồ kia không phải là của mình. Điệp từ mình tạo cho câu thơ nhịp ngắt 2/4/2, khiến lời thơ như đay đi đay lại như một nỗi vật vã. Trong đêm khuya, chỉ trơ trọi một mình, nàng cảm thấy cô đơn vô cùng.

Sau câu thơ đặc tả nỗi niềm cô đơn và cô đúc tột độ đời sống tinh thần của Kiều là những câu thơ miêu tả thực tại phũ phàng, nhơ nhớp. Và ở đây Kiều hoàn toàn tỉnh táo, thấy rõ thực tại:


  • “Khi sao phong gấm rủ là,
  • Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
  • Mặt sao dày gió dạn sương,
  • Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
  • Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì”Những câu hỏi tu từ gợi sắc thái cảm thán. Mỗi câu hỏi lại đi kèm với một từ “sao” như một điệp khúc dai dẳng, như một nhát dao cứa vào tâm can của nàng. Nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và thực tại, đối lập giữa cảnh sống quá khứ và hiện tại. Quá khứ êm đẹp “Êm đềm trướng rủ màn che” đối lập với hiện tại “tan tác như hoa giữa đường”. Quá khứ ấy chỉ được nhắc đến trong một câu thơ còn hiện tại lại dùng đến năm câu, phải chăng Kiều đã ý thức được số phận của mình. Thực tại quá khứ đã chôn vùi quá khứ tươi đẹp. Hình ảnh so sánh cùng với việc sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo “bướm chán ong chường”, “dày gió dạn sương”. Người đọc như hình dung thân phận của Kiều như một đóa hoa bị dày xéo, ý thức rõ tấm thân nhơ nhớp, khuôn mặt bẽ bàng. Nguyễn Du viết những câu thơ này dựa vào nền tảng, vững chắc, xuất phát từ giá trị nhân đạo truyền thống của văn học. Ẩn chứa đằng sau câu thơ không chỉ là tâm trạn của Thúy Kiều mà còn là tâm trạng của chính tác giả: đau nỗi đau người như đau nỗi đau mình.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Sông Núi nước Nam của Lý Thường Kiệt

Không chỉ thương thân, Kiều còn thương cho cả chính lòng mình. Thương không chỉ bởi lòng mình chồng chất những buồn sầu mà sâu sa hơn, thương vì tâm hồn mình phải lạc loài, lạc lõng, đơn côi giữa một chốn phù hoa ngỡ đầy rẫy niềm vui nhưng thực chất chỉ là những thứ giả dối:

  • “Đòi phen gió tựa hoa kề,
  • Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”

Cảnh có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa như: xuân có hoa; hè có gió; thu có trăng; đông có tuyết. Nhưng trước những cảnh đẹp đó, Kiều dửng dưng, thờ ơ bởi con tim nàng đã bị nỗi đau khổ quá mức làm cho giá lạnh.

Ở lầu xanh cũng có đủ các thú vui như cầm, kì, thi, họa, nhưng đối với Kiều thì cảnh vật, con người và những thú vui ấy giờ đây đối với nàng đều trở nên vô nghĩa.

  • “Vui là vui gượng kẻo là,
  • Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

Nguyễn Du không chỉ nắm bắt được những diễn biến tinh vi trong tâm trạng người con gái bất hạnh, mà còn rút ra được quy luật tâm lý phổ biến:

  •  “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
  • Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Bằng sự thông cảm lạ lùng, và bằng tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ hay nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình. Từ một trường hợp cụ thể, thơ Nguyễn Du đã vươn tới tầm phổ quát, trở thành chân lí của mọi thời. Có thể nói hai câu thơ là đỉnh điểm của đoạn trích vì nó gột tả được sâu sắc hơn bao giờ hết nội tâm của nhân vật từ đó lan tỏa sang cảnh vật một cách thật tự nhiên và hợp lí. Nỗi buồn của Thúy Kiều cứ dâng lên, như sóng cồn triền miên không bao giờ dứt, nó cứ khuấy động bên trong sâu thẳm con người Kiều để rồi đến một lúc nào đó, tức nước vỡ bờ, nó dâng lên cuồn cuộn đánh động vào nỗi lòng, cảm xúc của Thúy Kiều, khiến cho mọi vật qua cái nhìn của nàng đều trở nên u buồn, tăm tối, nhuộm màu tang thương.

>> Xem thêm:  Tư tưởng về tình cảm của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện chức phán sử đền Tản Viên

Đoạn trích thể hiện khá hoàn chỉnh số phận, tính cách của Thúy Kiều. Thể hiện tập trung tư tưởng nhân văn của tác giả: cảm thương trước bi kịch của Kiều, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng và khẳng định sự ý thức về nhân phẩm và sự ý thức cá nhân. Thể hiện nỗi thương mình của Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với ngôn ngữ nửa trực tiếp, lời tác giả và nhân vật như hòa vào nhau tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả-nhân vật- người đọc.

Nguồn Internet


Ghi nguồn bài viết: Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” lớp 10 truyện Kiều Nguyễn Du hay đầy đủ – Tại – tieuhocchauvanliem.edu.vn

Chuyên Mục: Văn Mẫu Lớp 10

Xem Thêm:   MS788 – Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *