Châu Văn Liêm

Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Đề bài: Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Bài làm


Chữ người tử từ là một trong những tác phẩm rất xuất sắc của Nguyễn Tuân viết về những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trong tác phẩm nổi bật lên hình tượng Huấn Cao với những nét khắc họa về một bậc đại nho, một bậc đại trượng phu đội trời đạp đất với tài năng và phẩm chất rất đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, trong tác phẩm, một nhân vật nữa cũng được Nguyễn Tuân dụng bút miêu tả, một nhân vật cũng mang vẻ đẹp tư chất rất đáng ngưỡng mộ đó là nhân vật viên quản ngục.

Nếu như nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp của bậc anh hùng với danh tiếng lẫy lừng bốn phương thì nhân vật viên quản ngục lại mang vẻ đẹp tinh tế, độc đáo vô cùng. Là một con người có bản chất tâm hồn khác hẳn so với hoàn cảnh sống của ông, rất đặc biệt. Quản ngục là một chức danh có nhiệm vụ cai quản, giám sát trông coi những tên tù ngục. Với đặc thù công việc, những người quản ngục thường rất hung bạo thì mới có thể trị được những tên tù nhân. Nhưng trong xã hội phong kiến, những tên cai tù trong mắt nhân dân thường không dành được thiện cảm, họ không phải chỉ bởi tính chất nghề nghiệp mà còn do chính những hành động của họ.

Xem thêm:  Việt Nam đang phải đối mặt vấn nạn tai nạn giao thông, các bạn làm gì để giảm bớt vấn nạn đó?

Nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm được coi là một con người rất đặc biệt, ông ta vốn là con người có học vấn, được chữ thánh hiền bồi đắp, cũng từ bản chất, ông ta là một người có thiên lương. Ông ta cũng là người say mê cái đẹp, có sở nguyện chơi chữ thánh hiền, bởi vậy, khi gặp được Huấn Cao, một con người tài chữ, viên quản ngục cảm động vô cùng. Biết là khó khăn và có thể bị mang tội lúc nào không hay nhưng ông vẫn cố tình tìm mọi cách để tiếp cận với Huấn Cao, mong rằng có thể xin được chữ của Huấn Cao.

phan tich nhan vat quan nguc trong tac pham chu nguoi tu tu - Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật quản ngục


Cuộc đời run rủi cho viên quản ngục gặp được Huấn Cao để rồi người ta mới phát hiện ra được bản chất thực sự của cái xã hội thu nhỏ nơi ngục tối mà người ta mỗi lần liên tưởng đến là chỉ thấy cái xấu, cái ác, cái  tàn nhẫn, lọc lừa và những nỗi khổ đau cùng cực. Nơi đó không chỉ có thế, nơi đó có một viên quản ngục được ví như “một thanh âm trong trẻo xem giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, giữa chốn lao tù chỉ toàn thấy tội ác, ông hiện lên là một con người có phẩm chất tốt. Gặp được Huấn Cao, gặp được người tài, người có chí khí, người mà ông mến mộ đã lâu, ông thấy sung sướng vô cùng. Ở bình diện xã hội, họ là những kẻ đối nghịch nhau ; ở bình diện nghệ thuật, họ lại là những người cùng chí hướng

Xem thêm:  Phân tich những ngôn ngữ và hình ảnh dân gian được nhà thơ Tú Xương vận dụng sáng tạo trong bài thơ Thuơng vợ để khắc hoạ bức chân dung về bà Tú và…

Viên quản ngục rất khổ tâm khi đã có Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không dám mở lời, trong lòng lại như lửa đốt lo nghĩ  chỉ mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”. Mặt khác, viên quản ngục luôn luôn phải dò xét, đề phòng cả bọn thuộc hạ, ông sợ “tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên”, ông phải “dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”.

Và cuối cùng, sở nguyện của ông cũng được Huấn Cao đền đáp, quang cảnh nhà giam thật ảm đạm, tối tắm, mạng nhện, phân chuột phân rán đầy rẫy, nhưng điều đó cũng không ngăn cản được cái đẹp tỏa sáng. Trong khoảnh khắc, không có gì ngoài những hình ảnh tuyệt vời của nghệ thuật, Huấn Cao oai nghiêm đĩnh đạc, phóng bút viết chữ, quản ngục khúm núm hướng theo. Cái khúm núm ấy không phải là cái khúm núm hèn hạ mà đó là cái khúm núm vì quá xúc động trước cái đẹp. Chỉ với ánh sáng nhỏ bé của ngọn đuốc, nghiên mực thơm, những con người tưởng như xa lạ ấy đã xích lại gần nhau, cảm nhận rõ về nhau sự thân thiết, gần gũi. Đó chính là nhờ nghệ thuật, nhờ cái đẹp. Họ đã cùng nhau tạo nên một bức tranh nghệ thuật tuyệt vời. Khi được Huấn Cao khuyên nhủ nên từ bỏ công việc này để giữ cho mình thiên lương trong sáng, viên quản ngục đã rất xúc động, xin bái lĩnh lời  của Huấn Cao. Điều đó cho ta thấy sự kính trọng của Huấn Cao đối với viên quản ngục và cũng thấy được rõ ràng hơn sự kính nể liên tài của viên quản ngục, hai con người ấy làm tỏa sáng trang văn bằng những điều tuyệt vời mà họ đã tạo ra.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ bài ca ngất ngưởng

Nhân vật viên quản ngục là một con người rất đặc biệt, là đóa sen thơm sống trong bùn lầy nhưng vẫn tỏa hương ngào ngạt. Ông sống trong môi trường lao ngục, nơi bẩn thỉu, tăm tối  nhưng tinh thần của ông vẫn mang chất thiện, sự chân chính sâu sắc và được hiện hữu rất rõ rệt. Ông là nhân vật được sáng tạo để tô đậm thêm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao nhưng vẫn tỏa sáng bở cái đẹp và cái thiện tồn tại một cách rất tự nhiên.

Linh


Nguồn bài viết: Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù Tại Tieuhocchauvanliem.edu.vn

Chuyên Mục: VĂN HỌC 11

#vanhoc #vanmauhay #tacgiatacpham #tacphamvanhoc #tieuhocchauvanliem

Xem Thêm:   Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *