Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Đề bài Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Bài làm


Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn có sự gắn bó đặc biệt với Tây Nguyên. Cả hai cuộc chống Pháp và Mĩ ông đều có mặt ở Tây Nguyên nên nhà văn đã lưu giữ rất nhiều về những năm tháng có ý nghĩa lịch sử này. Sự gắn bó, hiểu biết và lòng yêu mến đối với thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Đó là cơ sở đã khiến ông trở thành người đầu tiên và là người góp nhiều công sức nhất trong việc đưa văn học hiện đại tìm đến Tây Nguyênvà đem Tây Nguyên về với văn chương hiện đại.

Tác phẩm Rừng xà nu là một trong những sáng tác viết về vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng nhất của Nguyễn Thành Trung. Nhân vật Tnú là nhân vật chính, cũng là nhân vật trung tâm, nhân vật mang tư tưởng của tác giả. Truyện Rừng xà nu được tác giả Nguyễn Thành Trung sáng tác năm 1965 – là những năm tháng đang diễn ra cuộc đấu tranh chống Đế quốc Mĩ rất ác liệt. Hiệp định Giơ-ne-vơ không được thi hành, kẻ thù ra sức khủng bố. Mĩ cho quân ào ạt tiến vào miền Nam và mở rộng chiến trường ra Bắc. Nhân dân ở mọi nơi đặc biệt là Tây Nguyên đã quyết tâm chiến đấu đến cùng để giữ đất, giữ bản làng

Trong tác phẩm có thể thấy được Nguyễn Trung Thành đã rất thành công trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và ngôn ngữ nghệ thuật được chau chuất kĩ càng. Rừng xà nu là tiếng nói của lịch sử và thời đại, gắn liền với sự vận động và những biến cố có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân. Những bức tranh thiên nhiên, những hình thượng anh hùng trong tác phẩm, chung quy đều là sự kết tinh của những lí tưởng cao quý nhất của cộng đồng. Nếu hình tượng rừng xà nu là biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt thì hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ chân lí, đó là dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.

Xem thêm:  Phân tích hỉnh tượng nhân vật Đào trong truyện ngắn “Mùa Lạc” của Nguyễn Khải

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu


Nhân vật T nú có một cảnh sống hết sức đáng thương khi từ nhỏ đã phải chịu cảnh mồ côi cha mẹ. Cậu bé ấy từ nhỏ sống trong sự nuôi dưỡng, chở che của người dân trong buôn làng. Đối với T nú, buôn làng chính là gia đình của anh. Ngay từ nhỏ, Tnú đã mang trong mình dòng máu cách mạng mãnh liệt, trở thành chú bé liên lạc mưu trí, dũng cảm và gan dạ, học chữ, biết con chữ, biết đọc sách báo giúp cho Tnú hiểu hơn về cách mạng. Tnú rất ý thức được vai trò của mình, là một người làm liên lạc, thì phải đảm bảo bí mật cho cách mạng, tiếp tế cho các cán bộ cách mạng trong rừng, gan dạ khi bị tra tấn. Tnú thực sự trưởng thành khi vượt ngục trở về làng.Tnú có những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng.

Khi trưởng thành Tnú là một chàng trai hoàn hảo rắn chắc, cao lớn, đẹp đễ như một cây Xà nu cường tráng nhất của khu rừng này. Tnú chan hòa trong niềm hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời. Tuy nhiên bi kịch xảy đến với gia đình Tnú khi lũ giặc bắt Mai và đứa để làm con tin, uy hiếp Tnú. Nhìn cảnh vợ con bị địch bắn ngay trước mắt, Tnú đau đơn khôn nguôi nhưng trong tình cảnh đó, dù Tnú có lòng dũng cảm, có ý thức cách mạng ấy nhưng với bàn tay không thì Tnú cũng không thể hành động tùy tiện được

Xem thêm:  Phân tích bài thơ tự tình

Sự bất lực ở một con người đầy gan dạ và dũng cảm như Tnú sẽ mãi là vết thương lòng củaTnú và người dân Xô man. Điệp khúc ấy mãi mãi day dứt khôn nguôi làm cho nỗi đau xoáy vào tâm can Tnú, tâm can cụ Mết- người kể chuyện và dân làng. “Trong tay này chỉ có hai bàn tay trắng”. Nhân dân Xô Man cũng không thể cứu được anh vì bản thân cụ Mết cũng chỉ có 2 bàn tay không. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch, sẽ thế nào nếu kẻ thù cầm vũ khí mà ta lại tay không. Đây chính là mặt bên kia của chân lí mà cụ Mết đã muốn ghi tạc vào lòng của các thế hệ con cháu: “ Chúng nó đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo”

Từ bi kịch của Tnú cùng với tấm gương anh Xút, bà Nhan đã giúp cho nhân dân Xô Man thức tỉnh. Tnú bị chúng tẩm dầu Xà Nu đốt cháy 10 đầu ngón tay, Tnú đã nghĩ đến cái chết. Nhưng chính lúc này, chính lúc bi kịch Tnú đến cao trào thì 10 đầu ngón tay của Tnú trở thành 10 ngọn đuốc soi đường giúp nhân dân Xô Man vùng dậy cầm vũ khí chống lại kẻ thù và họ đã thắng. Tnú là biểu tượng đẹp về sức mạnh và lí tưởng, là người anh hùng, là niềm tự hào của dân làng Xô man. TNú trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất về người anh hùng trong thời đại chống Mĩ.

Xem thêm:  Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu có đoạn: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân… Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường! Hãy phân tích đoạn thơ, làm rõ sự thương cảm của nhà thơ cách mạng với số phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và đại thi hào Nguyễn Du

Tnú là biểu tượng đẹp về sức mạnh và lí tưởng, là người anh hùng, là niềm tự hào của dân làng Xô man. TNú trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất về người anh hùng trong thời đại chống Mĩ. Lòng yêu nước, yêu làng, kiên cường, căm thù giặc trong tính cách và phẩm chất của anh cũng là tư tưởng của tác phẩm. Phải có những người như Tnú thì mới có người dám đứng lên đấu tranh chống lại cái ác đem lại sự sống cho cánh rừng, cho nhân dân, cho tổ quốc ta. Chân lý cách mạng mà Tnú đem đến đó là chính nghĩa nhất định sẽ rất thắng

Minh Anh


Nguồn bài viết: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Tại Tieuhocchauvanliem.edu.vn

Chuyên Mục: VĂN HỌC 12

#vanhoc #vanmauhay #tacgiatacpham #tacphamvanhoc #tieuhocchauvanliem

Xem Thêm:   Cảm nhận về nhân vật Việt trong truyện Những đứa con trong gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *