Đề bài: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Bài làm
Tác phẩm Chữ người tử tù là một trong những sáng tác đặc sắc của Nguyễn Tuân viết về đề tài về một thời vang bóng. Câu chuyện về người anh hùng Huấn Cao, về viên quản ngục khiến ta phải suy nghĩ và lưu tâm rất nhiều về tình người và tấm lòng con người trong cuộc đời. Đặc biệt là những điều đặc biệt đến từ cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương trong sáng làm sáng ngời vẻ đẹp phẩm chất của mỗi con người
Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm là một người hùng của dân tộc. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân đã dựa vào hình mẫu nhân vật cụ thể có thực trong đời sống. Đó là nhân vật lịch sử Cao Bá Quát, người anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền, chống lại những áp bức bất công không đáng có mà nhân dân phải gánh chịu. Nhân vật Huấn Cao cũng vậy, cũng là nghĩa sĩ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân. Không chỉ là một người có khí phách, ông còn là một con người tài năng, có tâm hồn rất nghệ thuật, rất nghệ sĩ. Văn hay, chữ tốt những tài chữ của ông cũng được thể hiện là rất hơn người, hơn đời. Tài chữ của ông được người đời truyền tụng không khác gì một câu chuyện mang nhiều dư vị của sự quý giá như kho báu, những người yêu thích chữ nho ai cũng mon muốn có được một bức thư pháp do ong Huấn Cao viết. Viên quản ngục trong đề lao nơi đang giam giữ ông Huấn Cao cũng vậy, cũng có sở thích chơi chữ và cũng có sở nguyện được một lần trông thấy những nét chữ của ông.
Nhưng ông Huấn Cao cũng là một người rất có chí khí, rất có chính kiến. Ông nhận thức được rất rõ ràng tài chữ của mình, nhưng không chấp nhận những con chữ của mình bị buông lơi cẩu thả, cả một đời, ông mới chỉ cho chữ có ba người. Những người này không phải là những kẻ có tiền hay quyền thế mà ba người được ông Huấn Cao coi là tri âm tri kỉ, ông mới cho chữ. Bởi vậy, sở nguyện của vien quản ngục là rất xa vời thực tế
Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phải đối mặt với cái chết cận kề nhưng Huấn Cao không chút mảy may sợ sệt, ông vẫn hiên ngang, bất khuất, ông khinh biệt viên quản ngục dù cho viên quản ngục tỏ rõ thái độ cung kính, còn biệt đãi rượu thịt nhưng cũng vì lúc đó ông chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục. Nhưng sau đó, hiểu được rồi thì Huấn Cao đem làm cảm động vì tấm chân tình đó lắm, còn cảm thấy tiếc nuối vì suýt chút nữa là đã phụ một tấm lòng đẹp trong thiên hạ. Huấn Cao là một người anh hùng, một bậc đại trượng phu có chí, có khí và có tấm lòng nhân nghĩa cao đẹp
Còn viên quản ngục được coi là một người như một bong hoa sen giữ chốn bùn lầy, là một thanh âm trong trẻo xen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông cũng là người được học chữ thánh hiền, tuy không phải quan trạng cao sang nhưng cũng là người hay chữ. Ông có sở thích chơi chữ và rất ngưỡng mộ tài năng của Huấn Cao. Khi biết được đang nắm trong tay Huấn Cao, ông vừa mừng vừa lo, mừng vì ước nguyện có được chữ của ông Huấn Cao có khả năng thực hiện, lo vì cái bản án kia, lo rồi một nhân tài phải chịu cực hình một cách oan uổng. Ông bất chấp hết những nguy hiểm đẻ dám biệt đãi Huấn Cao, dù bị Huấn Cao tỏ ra kinh ghét ra mặt nhưng cũng không lấy làm buồn lòng. Viên quản ngục đúng là một nhân vật có tấm lòng thiên lương cao khiết, thật đáng quý trọng, thật đáng khen
Cảnh cho chữ là một trong những cảnh đẹp và đặc sắc nhất trong câu chuyện. Viên quản ngục đại diện cho bọ máy chính quyền phong kiến và Huấn Cao, đại diện cho nhân dân. Một người coi tù và một kẻ trọng phạm. Hai con ngươi trên bình diện xã hội là hai vai vế đôi lập nhau, nhưng trong đêm nay, giữa họ không có một chút khoảng cách nào vì họ đã trở thành tri âm tri kỉ của nhau. Trong căn buồng giam chật hẹp, mọi ngày chỉ thấy sự bốc mùi hôi thối của những ẩm mốc rồi phân chuột, phân rán, tường thì giăng đầy mạng nhện nhưng hôm nay đã bị lấn át hết đi bởi ánh sáng của ngọn đuốc và mùi thơ của nghiên mực và tấm lụa trắng. Và quan trọng hơn, không gian nơi đây ngày hôm nay trở nên đặc biệt vì tại nơi đây, có sự đổi khác, không còn là nơi của những bon chen, lừa lọc, hôm nay và duy nhất ngày hôm nay nơi đây trở thành chốn sáng tạo và sản sinh nghệ thuật. Huấn Cao càng viết, viên quản ngục càng run run. Cái sự run run ấy không phải vì sợ sệt, mà vì nỗi cảm động vì được thấy cái đẹp, được chiêm ngưỡng nghệ thuật đích thực. Huấn Cao rất coi trọng cái tâm của viên quản ngục, còn khuyên ông từ bỏ chốn quan trường để giữ cho tấm lòng thiên lương không bị vất bẩn. Và quản ngục cũng lại càng cảm động trước lời khuyên bảo đó, xin bái lĩnh tấm chân tình đó của Huấn Cao.
Tấm lòng của viên quản ngục đã cảm hóa được Huấn Cao, âu cũng là vì cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế. Huấn Cao, viên quản ngục trong tác phẩm chính là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho cái đẹp, cái nghệ thuật của một thời vang bóng khiến Nguyễn Tuân có nhiều sự nuối tiếc.
Minh Tuệ
Nguồn bài viết: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Tại Tieuhocchauvanliem.edu.vn
Chuyên Mục: VĂN HỌC 12
#vanhoc #vanmauhay #tacgiatacpham #tacphamvanhoc #tieuhocchauvanliem