Cảnh ngày hè là một bài thơ đặc sắc trong Quốc âm thi tập- tập thơ Nôm đặc sắc của Nguyễn Trãi. Đúng như cái tên Cảnh ngày hè, bài thơ đã gợi tả vẻ đẹp của bức tranh ngày hè một cách sinh động và độc đáo. Qua bức tranh thiên nhiên ấy, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Làm theo thể thơ Nôm truyền thống, Nguyễn Trãi đã thổi cả cái hồn dân tộc vào trong từng câu chữ, học hỏi văn hóa Trung Quốc, đồng thời cách tân để có những sáng tạo độc đáo của riêng mình. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Cảnh ngày hè lớp 10 hay đầy đủ nhất
SOẠN BÀI CẢNH NGÀY HÈ LỚP 10
I- Tìm hiểu chung bài Cảnh ngày hè
1. Tác gỉa
- Nguyễn Trãi là bậc toàn tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
- Ông là người mở đầu cho nền thơ cổ điển viết bằng chữ Nôm
- Nguyễn Trãi cũng phải chịu nhiều những oan khiên thảm khốc do xã hội phong kiến gây nên
2. Tác phẩm
- Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm cổ nhất của dân tộc, mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt
- Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong chùm thơ có chủ đề Bảo kính cảnh giới
II- Soạn bài Cảnh ngày hè
Câu 1 trang 118 SGK văn 10 tập 1:
Tác giả đã sử dụng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Từ đùn đùn gợi sắc xanh thẫm của tán hòe đang liên tiếp tuôn ra. Phun lại vẽ lên những bông thạch lựu trổ hoa rực rỡ với sắc đỏ bắt mắt. Trong ao, sen hồng đã nức mùi hương.
=> Những động từ trên đã gợi đúng được không chỉ hình thức bên ngoài mà cả sức sống bên trong của cảnh vật. Dường như cảnh vật có sự dồn nén bấy giờ mới bung tỏa ra
Câu 2 trang 118 SGK văn 10 tập 1:
Bức tranh ngày hè có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Không chỉ có cảnh vật với màu xanh của hòe, màu đỏ của lựu, cuộc sống đời thường cũng hiện lên rất rất sinh động và vui tươi, đâm đà hơi thở của sự sống. Đó là âm thanh lao xao gợi sự ồn ào, nhộn nhịp của chợ cá, tiếng trầm bổng, ngân dài như tiếng đàn của ve kêu.
=> Cảnh ngày hè vừa đời thường vừa trang trọng, âm thanh gợi một cuộc sống no đủ, tươi vui, rộn rã
Câu 3 trang 118 SGK văn 10 tập 1:
Tác giả đã cảm nhận cảnh vật bằng mọi giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác. Thi sĩ đã căng mở tất cả tâm hồn và tấm lòng để đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống, say đắm thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên một cách tuyệt đối
Câu 4 trang 118 SGK văn 10 tập 1:
Hai câu thơ cuối bài thể hiện một khao khát của Nguyễn Trãi: có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân. Âm điệu câu thơ lục ngôn như chậm lại, chìm trong suy ngẫm, triết lí của nhà thơ. Qua đó, ta càng cảm phục hoài bão, lí tưởng của Nguyễn Trãi: trong giờ phút thanh nhành hiếm hoi nhưng vẫn không nguôi lo lắng cho nhân dân, đất nước
Câu 5 trang 119 SGK văn 10 tập 1:
Cảnh ngày hè trước hết thể hiện tình yêu thiên nhiên, cũng là yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh ngày hè phong phú, rực rỡ màu sắc và âm thanh. Qua đó, ta còn thấy cả tấm lòng của một người suốt đời vì dân vì nước. Ông luôn ôm ấp hoài bão xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
III- Luyện tập Cảnh ngày hè
Câu 1 trang 119 SGK văn 10 tập 1:
Vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ:
Vẻ đẹp thiên nhiên:
- Sắc xanh thẫm của hòe đang từ từ trỗi dậy
- Thạch lựu trổ hoa rực rỡ, phun những bông hoa đỏ thắm
- Trong ao, sen hồng nức mùi hương
=> Cảnh vật tươi tắn, rực rỡ, tràn đầy sự sống
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- Yêu thiên nhiên, giao cảm sâu sắc với thiên nhiên
- Cuộc sống giản dị, thanh tao
- Tấm lòng chan chứa yêu thương, luôn lo lắng cho dân cho nước
Nguồn Internet
Ghi nguồn bài viết: Soạn bài Cảnh ngày hè lớp 10 hay đầy đủ nhất – Tại – tieuhocchauvanliem.edu.vn
Chuyên Mục: Văn Mẫu Lớp 10