Tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cho người đọc một cái nhìn, một bức tranh về xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm là một kiệt tác thể hiện tài năng trào phúng bậc thầy của nhà văn Vũ Trong Phụng. Qua tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được sự lố lăng, đồi bại, xuống cấp của một xã hội đương thời mà còn cho người đọc cảm nhận được bản chất xấu xa, giả dối của một bộ phận giai cấp xã hội lúc bấy giờ mà nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ chính là một nạn nhân, một hình mẫu tiêu biểu cho tầng lớp xã hội đó. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn lớp 11 để cảm nhận rõ hơn điều đó.
SOẠN BÀI HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA LỚP 11 TẬP 1
I. Tìm hiểu tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn lớp 11 tập 1
1. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng (1912 -1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. Ông có truyện đăng báo từ năm 1930.
- Ông là một cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ. Ông đã để lại một gia tài văn học đồ sộ. Những sáng tác của ông thể hiện một thái độ căm phẫn xã hội thối nát đương thời. Ông đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học văn xuôi đương thời.
2. Tác phẩm
- Đoạn trích được trích từ tác phẩm Số đỏ. Đoạn trích thuộc chương thứ XV của tiểu thuyết.
II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn lớp 11
1. Câu 1 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
- Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia do tác giả đặt gây cho người đọc sự tò mò, thích thú, một nghịch lí nực cười khi thấy hạnh phúc trong một gia đình có tang.
- Tình huống trào phúng của đoạn trích: Một gia đình có tang, đãng nhẽ phải cảm thấy đau buồn nhưng ngược lại đám con cháu trong gia đình lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc, sung sướng. Sự hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ được đám con cháu chờ đợi từ lâu, mỗi người có một niềm sung sướng riêng, có những toan tính riêng trong cái chết của cụ. Đám ma của cụ được con cháu tổ chức vô cùng linh đình, chu đáo nhưng không phải không khí của một tang gia mà là của một đám cưới. Tình huống truyện phản ánh một sự thật mỉa mai, là một trò hề, nhưng vô cùng tàn nhẫn.
2. Câu 2 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Cái chết của cụ cố tố lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong gia đình cụ là vì: Con cháu trong gia đình cụ đã mong mỏi cái chết này từ lâu, chúng sẽ được chia một số tiền lớn từ cái chết của cụ, đám con cháu đều là những kẻ tham lam, coi cái chết cảu cụ là một cơ hội tốt để kiếm tiền.
Những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chêt của cụ cố mang lại:
- Cụ cố Hồng: Hạnh phúc khi nghĩ đến lúc mình mặc bộ đồ xô gai, tay chống gậy ho lụ khụ để được nhận sự khen ngợi của tất cả mọi người.
- Bà văn minh: Bà chờ đợi, hạnh phúc khi được mặc những bộ đồ xô gai tân thời, những y phục tân tiến nhất.
- Ông Văn Minh: hạnh phúc khi nghĩ đến cái di trúc kia đã đi vào lúc được thực hành chứ không còn nằm trên giấy nữa.
- Cố Tuyết: Đây là dịp cô khoe thân thể của mình, trong bộ y phục ngây thơ.
- Những người tham dự đám tang: Là một buổi gặp gỡ khoe khoang sự hiểu biết, giàu có, sự hào nhoáng của những y phục, trang sức, bình phẩm, chê bai của mình.
3. Câu 3 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Phân tích cảnh đám ma gương mẫu:
- Khung cảnh đám ma diễn ra hết sức nhộn nhịp, long trọng nhưng kỳ thực nó chỉ như một đám rước lố lăng, đi đến đâu ôn ào tới đó, sự kết hợp giữa văn hóa Tây – Ta – Tầu nhưng không cái nào vào cái nào, tạo nên sự nhố nhăng.
- Hình ảnh những người đưa tang: Đủ các thể loại người trong tầng lớp xã hội, đông vui, tấp nập với những trang phục, phục sức cầu kỳ. Họ chim chuột, cười tình, chê bai nhau,… hoặc công khai hoặc lén lút tạo nên một đám rước tưng bừng với những hình ảnh kệch cỡm, lố bịch
- Hình ảnh đám ma hiện ra như một vở kịch, mà mỗi người trong đám ma là một diễn viên cố diễn vai trò của mình bằng một vẻ mặt “buồn rầu của những người đi đưa đám ma”. Qua đó, ta thấy được sự xuống cấp của xã hội đương thời.
4. Câu 4 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
- Nhận xét về xã hội “thượng lưu” đương thời: Đó là một xã hội đang trong giai đoạn giao thoa giữa những cái cũ và cái mới, giữa nền văn hóa Á Đông và văn hóa Tân tiến của nước ngoài mà không có sự kết hợp, lựa chọn tạo nên một xã hội thối nát, lố lăng, đồi bại chỉ biết tới đồng tiền và bị đồng tiền làm cho mờ mắt.
- Qua đó, thể hiện thái độ của tác giả đối với xã hội đương thời đó là sự chám ghét, căm phẫn, thể hiện sự đả kích sâu cay, châm biếm của tác giả đối với xã hội lúc bấy giờ.
5. Câu 5 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
- Nghệ thuật trào phùng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích này vô cùng sắc bén. Từ một tình huống trào phúng bình thường tác giả đã khắc họa một tấn hài kịch hài hước nhưng không kém phần sâu cay. Tác giả đã sử dụng những chi tiết đối lập nhau nhưng cùng tồn tại trong cùng một sự vật, con người để tạo nên những nhân vật với những vai diễn hài hước, bộc lỗ rõ bản chất, tạo ra tiếng cười cho tác phẩm. Ngoài ra tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật như nói ngược, nói mỉa mai,… đan xen trong đoạn trích đều mang lại tiếng cười cho người đọc. Ví dụ như cái chết của cụ tổ khiến mọi người trong cái đại gia đình bất hiếu không ai giống ai. Đặc biệt, đám rước đưa ma được tổ chức nhố nhăng, lố bịch và nó trở thành cơ hội tốt để mọi người gặp gỡ, giao lưu, phô trương thanh thế và cười cợt, nói xấu, nói mỉa nhau…. Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo, giọng văn trào phúng, mỉa mai sâu cay tác giả đã tạo ra từng nhân vật từng bộ mặt với những chi tiết thật thú vị, bộc lộ rõ bản chất của mình.
III. Luyện tập tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn lớp 11 tập 1
1. Câu 1 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ
2. Câu 2 trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Mâu thuẫn của đoạn trích thể hiện ngay ở nhan đề của tác phẩm: Hạnh phúc trong một gia đình có tang
- Chân dung trào phúng thể hiện ở từng nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng và những người tham gia đám tang bên ngoài gia đình.
Nguồn Internet
Ghi nguồn bài viết: Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia lớp 11 đầy đủ, hay nhất – Tại – tieuhocchauvanliem.edu.vn
Chuyên Mục: Văn Mẫu Lớp 11