Trong đời sống hằng ngày chúng ta ngôn ngữ sinh hoạt đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với mỗi người.. Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao dổi ý nghĩ, tình cảm…dáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói những cũng có thế ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Như vậy ngôn ngữ sinh hoạt cũng có tầm ảnh hưởng bởi vậy việc chúng ta cần đi tìm hiểu sâu hơn về đơn vị kiến thức này là điều tất yếu, đặc biệt là về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10.
SOẠN BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT LỚP 10
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng để thông tin, trao đổi suy nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Dạng nói gồm các kiểu: đối thoại, độc thoại và đàm thoại (qua các phương tiện nghe nhìn)
Dạng lời nói bên trong, gồm các kiểu:
- Độc thoại nội tâm: tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng
- Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại
- Dòng tâm sự: là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có cả đối thoại và độc thoại nội tâm
3. Luyện tập
a)
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
- Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải biết lựa chọn ngôn từ sao cho nói năng đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôn trọng và giữ phép lịch sự háy biết chọn từ ngữ, cách nói như nào để người nghe hiểu được mà vẫn vui vẻ
- Câu ca dao cho thấy đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hotaj là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm người nghe
- Từ đây rút ra bài học: khi nói năng trong sinh hoạt thường ngày, cần phải lựa lời sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm nhất.
“Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người nghoan thử lời”
- Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.
- Nội dung cau ca dao đề cao năng lực nói năng của người trong sinh hoạt thường ngày, coi việc sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là thước đo để đánh giá con người
- Câu ca dao cũng khuyên người ta phải biết cẩn trọng khi sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
b)
Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng “lời nói tái hiện”: đó là lời nói nhân vật Năm Hên trong “Bắt sấu rừng U Minh” của nhà văn Sơn Nam.
Nhận xét về việc dùng từ:
- Có nhiều câu tỉnh lược
- Nhiều từ địa phương
- Nhiều dấu câu để biểu thị ngữ điệu
Nguồn Internet
Ghi nguồn bài viết: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10 – Tại – tieuhocchauvanliem.edu.vn
Chuyên Mục: Văn Mẫu Lớp 10