Câu 1:
_ Một vài nét tiêu biểu về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu
+ Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ. Ông được sinh ra tại quê mẹ Gia Định, cha là Nguyễn Đình Huy, quê nội ở Thừa Thiên.
_ Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được ra Huế ăn học
_Năm 1849, khi đang ở Huế thì nghe tin mẹ mất, ông về quê chịu tang mẹ, vì quá đau xót trước sự ra đi của mẹ, ông đã ốm nặng và cuối cùng bị mù cả hai mắt.
_ Nguyễn Đình Chiểu về quê dạy học và bốc thuốc, chữa bệnh cho dân nghèo
_Năm 1859 khi thực dân Pháp tràn vào Bến Nghé, ông đã về Bến Tre, đây cũng chính là thời gian ông viết Chạy giặc. Ông luôn thể hiện thái độ căm ghét, kiên quyết không chịu bắt tay hợp tác với giặc.
_ Cuộc đời của NGuyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho nhân cách và nghị lực của một con người phi thường, tuy mù lòa nhưng ông vẫn dạy học, làm thầy thuốc y đức, đồng thời ông cũng là một nhà văn lớn của dân tộc. Thông qua những tác phẩm của NGuyễn Đình Chiểu, nổi bật hơn cả là chất hiện thực cũng như sự phê phán sâu sắc.
Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Trả lời:
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân là một nhà Nho, bởi vậy mà tư tưởng của ông thấm đượm tinh thần nhân nghĩa mang màu sắc Nho giáo. Tuy là một trí thức nhưng do sống gần gũi với cuộc sống của những người dân nghèo mà những tư tưởng đạo đức của ông không trừu tượng, khó hiểu mà mang phong cách dân dã của những người dân chất phác
Trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh của những người nghĩa sĩ nông dân là nổi bật hơn cả. Không chỉ ca ngợi và ủng hộ những người nghĩa sĩ anh hùng mà ông còn khắc họa thành biểu tượng anh hùng đẹp đẽ, tiêu biểu cho quan niệm Nho giáo truyền thống như: trung nghĩa, thủy chung, dũng cảm…
Nguyễn Đình Chiểu là gương mặt nhà thơ tiêu biểu cho phong trào văn học chống Pháp xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc than cho nhân dân, đất nước trong hoàn cảnh đất nước chịu xiềng xích của giặc ngoại xâm.
Qua những nội dung tìm hiểu trên ta có thể thấy được Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một đại diện xuất sắc của văn học Việt Nam chống Pháp đầu thế kỉ XX, những tác phẩm của ông còn có vai trò khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta
Câu 3:
Có thể thấy trước Nguyễn Đình Chiểu thì Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến nhân nghĩa, điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ này đó chính là tư tưởng nhân nghĩa, đề cao nhân nghĩa. Nếu như Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân thì đến NGuyễn Đình Chiểu, phạm vi của nhân nghĩa được mở rộng đến nhân dân, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân, đây cũng được xem là một bước tiến dài về tư tưởng
Ghi nguồn bài viết: Soạn văn Bài 33: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Tại – tieuhocchauvanliem.edu.vn
Chuyên Mục: Văn Mẫu Lớp 11